8/11/11

Dùng vitamin cho chòe lửa

Vitamins cần thiết cho Lửa sẽ dựa vào một trong vài điều như vitamin cho điều dưỡng, thay lông hay là sinh sản.

ĐIỀU DƯỠNG
Để điều dưỡng, tôi cho ăn Vydex (tên hiệu vitamin) vitamin B complex và vitamin C, cở 4 tới 5 lần một tuần. Tôi cũng cho ăn thêm Vydex vitamin tổng hợp và khoáng chất bổ sung, được biết là Vitasol(tên gọi của vitamin tổng hợp và khoáng chất bổ sung) cở 3 lần một tuần. Vitamin được hòa với tí nước và bỏ một ít vào ngón tay tôi rưới lên mồi tươi. Nếu tôi cho ăn cám, bột vitamin sẽ được cộng thêm vào cám. Thêm nữa là, tôi cho ăn vitamin E ở dạng dầu hay tinh bột hai lần một tuần. Khi dùng E bằng dạng dầu, thì được rưới lên mồi tươi trong những ngày mà tôi không rưới những thứ vitamin khác. Dạng vitamin E bột thì được cộng với các loại vitamin dạng bột khác. Cho ăn một ít dạng tinh dầu cũng quan trọng cái này cho bộ lông chim bống mướt. Tuy nhiên, quá nhiều E sẽ khiến con chim thay lông.
Để ý tới liều lượng cho ăn, tốt nhất là đi theo hướng dẫn của hãng cho tới khi bạn gia tắng một ít kinh nghiệm. Hãng thì lúc nào cũng khuyến khích liệu lượng thấp nhất, và vitamin có thể từ từ tăng lên nếu con chim không có biểu hiện tiến triển.

SINH SẢN
Một tháng trước khi tôi ghép cặp chim, tôi tiếp tục với vitamin điều dưỡng nhưng ngừng cho ăn vitamin E và thay thế nó với vitamin hỗ trợ sinh sản của hiệu(Vetafarm). Sản phẩm này là dạng tinh dầu và chứa vitamin A, E và D3. Vitamin A quan trọng bởi nó giữ bộ sinh sản tối ưu nhất. D3 cần thiết cho con chim chuyển đổi lượng canxi ra chất xương, vỏ trứng v.v.. tôi cũng cho ăn canxi 3 lần một tuần.
Sau khi cặp chim đã ghép, tất cả các thứ vitamin trên cho ăn 4 tới 5 lần một tuần cho tới khi ổ chim bắt đầu xây. Rồi tôi ngừng cho ăn vitamin E để loại trừ kích thích cặp chim quá tải nhưng tiếp tục với các thứ vitamin khác cho tới khi tất cả trứng đã đẻ ra. Rồi vitamin giảm lại như "điều dưỡng" cho tới khi trứng nở. Từ khi nở cho tới khi chim con rời ổ tất cả các thứ vitamin trên được cho ăn thường xuyên bởi chim con lớn rất lẹ vào thời điểm này và cần thêm thành phần vitamin. Sau đó, vitamin được giảm lại 3 tới 4 một tuần. Với mỗi ổ chim mới, thì lại lập lại cách chăm vitamin như cũ.
THAY LÔNG
Khi mùa sinh sản hết đi, tôi đổi lại chương trình điều dưỡng. Khi đuôi chim bắt đầu rơi và bắt đầu thay lông, tôi cho ăn vitamin giống như "mùa sinh sản" nhưng ngừng cho ăn canxi. Thay thế nó, tôi cho Vydex Feathersure(vitamin dành cho chim thay lông) nó có khoáng chất đặc biệt giúp thay lông.
Đây là một số kiến thức mình học được trong ít ngày nuôi chim cảnh trong đó có choè lửa. Chim nuôi trong lồng hay trong aviary (nói chung là không phải chim bay tự do ngoài trời) đều cần bổ xung thêm các loại vitamin (multi-vitamin) trong đó có vitamin B complex, canxi, và các chất khoáng. Tuỳ theo từng loại chim và từng giai đoạn của con chim (thay lông, mùa đẻ, vv..) mà nhu cầu cần thiết cho một số loại vitamin nhiều ít khác nhau. Ví dụ: choè lửa thì rất cần vitamin B complex. Thiếu vitamin B complex rất dễ gây ra trường hợp chim bị co giựt, không bay hay đậu cầu được và trong thời gian ngắn sẽ bị chết. Vào mùa đẻ và trong mùa đẻ thì tất cả chim mái đều cần phải bổ xung chất canxi (calcium). Nếu thiếu canxi thì chim mái rất dể bị kẹt trứng. Nhẹ thì đẻ ra trứng vỏ mỏng (thường thì trứng vỏ mỏng sẽ bị vỡ trong giai đoạn ấp trứng hay chim con sẽ bị chết trong trứng), nặng thì chim mái bị kẹt trứng trong bụng và bị chết. Giai đoạn thay lông thì chim cần liều lượng của vitamin A, D, và E cao hơn bình thường để cho lông ra khoẻ và bóng mượt.
Để có thể cung cấp các chất vitamin, canxi, khoáng đúng liều lượng tuỳ theo thời kỳ giai đoạn của chim, các hảng sản xuất đã bán từng món hàng khác nhau cho đúng từng giai đoạn của chim. Các mặt hàng nào dùng cho giai đoạn thay lông thì cũng là multi-vitamin nhưng có nồng độ của vitamin A, D, và E cao hơn so với loại multi-vitamin bình thường. Các mặt hàng nào dùng cho giai đoạn chim đẻ và giúp cho chim đẻ thường có nồng độ vitamin E khá cao và có thêm một số chất khoáng, tinh dầu nhưng các mặt hàng này không có đầy đủ các chất vitamin khác nên chỉ dùng cho mùa sinh đẻ mà thôi. Các mặt hàng nào chỉ chuyên về Canxi thì thường chỉ là canxi (tự nhiên từ vỏ sò, vỏ trứng xay nát hay nhân tạo từ các thành phần hoá học) và có khi có thêm vitamin D3. Các mặt hàng nào chỉ chuyên về vitamin B complex thì chì có các loại vitamin B như B1, B6, B9, B12, vv..vv.
Nếu các bạn không có đủ điều kiện có đầy đủ các loại vitamin, canxi, khoáng chất (minerals) cho từng giai đoạn của chim, sau đây là 3 loại vitamin chính theo kinh nghiệm riêng của mình có thể dùng được nguyên năm cho chim trong bất kỳ giai đoạn nào: Một lọ multi-vitamin, một lọ canxi, và một lọ vitamin B complex.
Nói về liều lượng thì sản phẩm dùng cho chim đã có liều lượng dùng dán trên lọ chai. Chỉ cần theo đúng liều lượng đó là ok. Khi cần có thể cho nhiều hơn mức lượng chỉ dẩn một chút cũng không sao. Nếu dùng loại multi-vitamin cho các loại súc vật khác như bồ câu, két, chó, gà, heo, vv.vv thì không nên dùng cho chim vì liều lượng và các nồng độ vitamin trong lọ khác nhau cho từng loài vật, nhưng nếu vẫn muốn dùng thì thường chia ra theo cân lượng giữa chim và loài vật đó. Ví dụ: bạn muốn dùng multi-vitamin của heo mà cho chim uống. Multi-vitamin cho heo liều lượng dùng là 1000ml cho một lần uống, tuần uống 3 lần. Giả sử như con chim choè lửa theo số cân nặng là 50gram và con heo trung bình nặng 500kg (500,000gram) thì có phải con heo to hơn 10,000 lần? như vậy thì liều lượng dùng cho chim phải nhỏ hơn liều lượng dùng cho heo 10,000 lần? nếu là cho heo uống 1000ml multi-vitamin 1 lần thì mỗi lần cho chim lửa uống (nếu dùng multi-vitamin cho heo) thì có phải chỉ được cho 0.1ml (tức là 1/10 của 1 ml) mà thôi. Cái lợi trước mắt là dùng multi-vitamin của chó, heo, gà, người mà chi chim thì giá rẻ hơn rất nhiều so với mua loại multi-vitamin dùng cho chim nhưng mỗi một loài vật tuy cần cùng loại vitamin nhưng nồng độ khác nhau. Ví dụ: con Chó cần vitamin C cao gấp 1000 lần con chim nên sản phẩm multi-vitamin cho Chó sẽ có nồng độ vitamin C cao gấp 1000 lần so với sản phẩm multi-vitamin cho chim. Nếu ta dùng multi-vitamin của Chó mà cho chim uống thì con chim sẽ bị ngộ độc vitamin C vì quá liều lượng (overdose). Đó cũng là lý do tại sao chỉ nên dùng loại multi-vitamin nào cho đúng loại sinh vật đó thôi. Dùng thuốc của chim bồ câu, gà hay các loại chim cảnh khác mà cho choè lửa thì không sao vì chúng đều cùng họ chim.
Canxi và vitamin B complex thì theo mình nghỉ thì dùng loại của người cho chim uống cũng không sao hay rất ít có tác hại overdose nếu mình dùng theo liều lượng vừa phải. Đây mình cũng muốn nhấn mạnh là vẫn phải chia theo liều lượng cân nặng giữa người và chim để áp dụng liều lượng chính xác cho chim dùng. Nếu cứ theo liều lượng của người mà cho chim uống thì chắc chim đi thăm ông bà sớm.

Còn các chất khoáng hay các loại dầu, đạm này nọ thì đã có trong mồi tươi và bột cám rồi. Với lại các chất khoáng cũng có trong nước uống từ máy nước (nước lọc dùng cho người uống đã qua công đoạn lọc thẩm thấu ngược (reverse osmosis) hay các loại lọc khác thì sẽ không có hoặc có rất ít các chất khoáng. Chim hay cá và cả người mà cho uống loại nước lọc này lâu dài không tốt vì sẽ thiếu chất khoáng nhưng người vì chúng ta ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nên bồi bổ được các chất khoáng đã mất trong nước. Nếu bạn nào không tin mà có hồ cá nhỏ ở nhà, lần sau khi thay nước cứ cho loại nước đã qua bộ lọc reverse osmosis vào mà không dùng nước từ vòi nước máy ra, cũng không cho thêm muối vào. Thay nước thử vài lần rồi coi cá có chết không )
Hy vọng đã giải đáp một số câu hỏi thắc mắc của các bạn về cách dùng multi-vitamin cho chim.
Vitamins
Các nghiên cứu về Vitamin D3 cho thấy: vitamin này là cần thiết để chuyển đổi canxi vào xương và vào vỏ trứng khi chim đẻ.
Khi vitamin D3 và canxi có trong thức ăn cho chim lớn hơn liều bình thường, người ta thấy rằng chim mái sẽ đẻ nhiều trứng đáng kể trong năm đầu tiên. Đây là những quả trứng bình thường, nó sẽ nở thành chim con. Tuy nhiên, nếu tiếp tục nuôi như thế sẽ dẫn đến sự suy giảm trứng trong năm thứ 2 đến mức chim mái sẽ ngừng đẻ. Nếu ngưng cung cấp vitamin, những con chim sẽ từ từ khôi phục lại hơn một năm và trong năm sau sẽ trở lại đẻ trứng bình thường.
Cung cấp vitamin quá liều sẽ gây ra nhiều vấn đề. Trong đó có vấn đề về đuôi và bộ lông phát triển không bình thường. Nhìn chung, cung cấp vitamin cho chòe lửa thường là thiếu hụt hơn là quá liều. Các triệu chứng của chim được cho ăn quá nhiều vitamin tương tự như một con chim thiếu vitamin. Nếu bạn ngưng vitamin trong một hoặc 2 ngày, chim sẽ phục hồi lại.
Nếu chích chòe lửa thường trực ở cóng thức ăn, ít mổ thức ăn, lông hơi bị xù và máu lông héo úa, nó không sung, không đấu … bạn nghĩ ngay đến vấn vấn đề thiếu hoặc thừa vitamin. Nếu bạn đã không bổ sung vitamin trong chế độ ăn trước đó thì rõ ràng là chim của bạn bị thiếu hụt vitamin. Nếu bạn đã cung cấp vitamin trước đó thì thử ngưng vitamin trong một hoặc 2 ngày và sẽ thấy tình trạng được cải thiện. Nếu vấn đề vẫn không có cải thiện, thì nghĩ rằng do thiếu vitamin (mặc dù đã cung cấp). Hãy cung cấp ngay B complex, nếu không làm kịp thời, con chim yêu quý của bạn có thể bị co giật.
Đối với vitamin B, có rất ít nguy cơ dùng thuốc quá liều. Điều này là do nó tan trong nước và được bài tiết nhiều và chúng không được lưu trữ trong các cơ quan như các vitamin tan trong chất béo. Vitamin B12 là ngoại lệ, nó được lưu trữ trong gan.
Vitamin tan trong chất béo như Vitamin A, D, E và K, bạn có thể không bổ sung nhiều bởi vì chúng được lưu trữ và có thể gây độc. Đối với các vitamin B, vì chúng được bài tiết (trừ B12), tất cả các vitamin B phải có mặt trong chế độ ăn hàng ngày của chim.
LƯU HUỲNH
Lưu huỳnh là cần thiết trong chế độ ăn của chim đặc biệt là trong việc thay lông vì nó chứa các Amino axit
Có bốn loại lưu huỳnh có chứa các axit amin. Đó là: methionine, cystine, cysteine, và taurine. Trong số đó, methionine là acid amin thiết yếu cho chim ... có nghĩa là nó phải được cung cấp trong chế độ ăn. Taurine thì cần thiết cho mèo chứ không phải chim. Lưu huỳnh cũng hiện diện trong các vitamin B: thiamine và biotin.
Cysteine và Cystine là không cần thiết. Chúng được tổng hợp trong gan. Cysteine được hình thành từ homocysteine. Cysteine có thể được chuyển dạng từ cystine và taurine. Cystine chứa hai phân tử cysteine. Lưu huỳnh có thể được lấy từ các loại thực phẩm khác nhau như trứng hoặc thịt động vật . Thiếu lưu huỳnh có thể bị nhầm lẫn với thiếu protein. Sulphur được dùng trong các phản ứng enzyme, tổng hợp collagen và protein, sản xuất keratin (lông, móng…). Việc thiếu lưu huỳnh sẽ ảnh hưởng đến da, lông và 1 số vấn đề khác. Taurine là không cần thiết, bởi vì nó có thể được sản xuất từ cysteine với sự trợ giúp của pyridoxin, vitamin B6. Nó có nhiều trong thịt và cá. Methionin là cần thiết. Nó phải được cung cấp trong chế độ ăn. Đó là mối quan tâm hàng đầu vì nó là protein ít có trong thức ăn.
Vitamin B-COMPLEX
Vitamin B1 (thiamine):
Thiếu loại này sẽ gây bệnh viêm đa dây thần kinh ở chim – làm cho chim suy yếu và co giật.
Thiamine chủ yếu là từ nguồn thực vật. Đậu phộng, men bia, đậu khô, đậu Hà Lan và mầm lúa mì là nguồn cung cấp B1 dồi dào.

Vitamin B2 (riboflavin):
Thiếu loại này gây ra bệnh "cong ngón chân" ở chim. Nuôi chim thiếu B2 có thể dẫn đến sản lượng trứng nghèo nàn và kém phẩm chất . B2 do đó rất quan trọng đối với chăn nuôi chòe lửa và cần được bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra, B2 còn được dùng để ngừa và điều trị đục thủy tinh thể ở chòe lửa (kể cả ở người)-điều này chưa rõ ràng. Ngoài ra, Chòe lửa khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có thể bị đục thủy tinh thể. Đậu, men bia và trứng là nguồn cung cấp B2 rất tốt

Vitamin B3 (niacin):

Thiếu loại này có thể gây ra bệnh viêm họng, tiêu chảy, giãn rộng khớp và bộ lông xấu. Men bia, đậu phộng là nguồn cung cấp niacin chủ yếu.

Vitamin B5 (pantothenic acid):

Thiếu B5 hiếm gặp, nó có thể gây ra bệnh viêm biểu bì nhất là ở chân, ở quanh mắt, quanh hộng. Men bia, trứng, thịt bò và đậu là nguồn cung cấp acid pantothenic rất tốt.

Vitamin B6 (pyridoxine):
Chích chòe lửa là loài ăn côn trùng, chúng đòi hỏi đủ B6 để chuyển hóa các axit amin trong khẩu phần ăn giàu protein. Một chế độ ăn ít B6 sẽ gây ra vấn đề bao gồm chán ăn, sự chậm phát triển ở chim con cũng như co giật có thể xảy ra. Đặc biệt ảnh hưởng trong việc nuôi đẻ và thay lông của chòe lửa – giai đoạn mà chúng được cung cấp chủ yếu là côn trùng. Những chim con chỉ ăn côn trùng trong những ngày đầu trước khi ăn bột phải được bổ sung B6. Chòe lửa nhốt lồng được cung cấp côn trùng dưới dạng thương mại (mealworms và dế) một cách hạn chế. Đối với chòe lửa hoang dã ăn nhiều loài côn trùng có thể rất khác với côn trùng thương mại. Điều này cũng có thể lgiải thích được lý do tại sao chòe lửa nhốt lồng với một chế độ ăn nhiều côn trùng lại đôi khi bị co giật xảy ra không liên tiếp. Men bia là một nguồn cung cấp B6 rất tốt. các nguồn khác là trứng và mầm lúa mì.

Vitamin B7 (biotin):

Thiếu loại này gây bệnh viêm da (viêm biểu bì giống như thiếu B5). Trong việc nuôi đẻ, nó có thể gây chết phôi hoặc con bị biến dạng và chòe lửa cần được bổ sung B7 khi cần thiết. Lòng đỏ trứng, men bia, và đậu là nguồn cung cấp biotin chủ yếu.

Vitamin B9 (axit folic):

Thiếu loại này làm cho bộ lông xấu và yếu, lông dễ bị gãy rụng, gây thiếu máu với màng nhầy nhạt trong miệng, gây biến dạng xương chân và trứng kém phẩm chất.
Men bia, lòng đỏ trứng và bột cá là những cung cấp nhiều acid folic.

Vitamin B12 (cyanocobalamin):

Thiếu loại này gây viêm màng nhầy, di chuyển không linh hoạt, nhịp nhàng và phẩm chất trứng xấu. Chim con mới sinh ra có thể bị biến dạng do thiếu vitamin này. Thiếu B12 cũng có thể được gây ra bởi sự hiện diện của giun sán ở chim
Trứng, bột cá và thịt bò là nguồn cung cấp nhiều B12.

VITAMIN B VÀ SỰ CO GIẬT Ở CHÒE LỬA NHỐT LỒNG


Thiếu vitamin B có thể gây mất cảm giác ngon miệng, thờ ơ, giảm hưng phấn và trong nhiều trường hợp nặng, xảy ra co giật. vitamin B có thể được cung cấp trên một cơ sở hàng ngày.
Sự co giật không thường xuyên ở chòe lửa có thể được khắc phục bằng cách bổ sung B-Complex mỗi ngày
Chòe lửa nhà tôi cho ăn thức ăn với độ đạm cao. Thức ăn dạng hạt đồng nhất do tôi tự làm ở nhà từ những nguyên liệu có chứa protein cao. Chúng còn được cung cấp thêm trứng kiến và côn trùng sống hàng ngày. Có lẽ lượng protein trong chế độ ăn không cân bằng là nguyên nhân gây co giật ở chim. Tôi đã có lần thử nghiệm với protein thấp hơn bột viên thương mại mà không bổ sung thực phẩm sống trong chế độ ăn mà không gây co giật ở chòe lửa của tôi. chế độ ăn với protein cao như thế ở các loài chim ăn côn trùng khác cũng không làm cho chúng co giật. Như vậy, chế độ ăn đạm cao ở chích choè lửa lại dể gây ra tình trạng này hơn.
Một chế độ ăn với protein cao sẽ đòi hỏi sự gia tăng enzym phụ thuộc B6 để chuyển hóa các axit amin dư thừa. Nếu không có thể gây ra ra không liên tiếp ở chim. Từ kinh nghiệm, các triệu chứng nhẹ của thiếu B6 bao gồm chim quá hưng phấn, nó nhảy như là chim bổi. Điều này đôi khi xảy ra trước khi co giật. Một số dấu hiệu như: khi bắt nó lại thì nó phản ứng mạnh, mổ cắn đau. Khi định chạm vào thì nó bay nhảy rất mạnh, có khi gập cổ ra sau, bay mạnh vào bên lồng, hoặc nhảy xuống bố lồng. Khi đứng thì nó không đứng thẳng được. Lúc này cần bổ sung B6 hoặc B complex. Sau khoảng ½ giờ sẽ có tác dụng.
(THEO JEFFREY LOW WEB SONGBIRD)

VITAMIN A VỚI CHÒE LỬA NHỐT LỒNG



Là chất chống ôxy hóa, giúp phát triển và phục hồi mô và quan trọng đối với việc thực hiện chức năng riêng của mắt, thính giác, da, xương, và màng nhầy. Nó được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng không đuợc tìm thấy trong nhiều loại hạt. Chứng thiếu Vitamin A dễ dàng ngăn chặn được ở các loài chim làm bạn với người nếu cho chúng ăn rau và quả có hàm lượng Vitamin A cao.

Những bệnh do thiếu vitamin A gây ra:
Vitamin A có tác động mạnh nhất lên các mô xếp thành hàng trên ống hô hấp, tiêu hóa, và sinh dục. Khi chế độ ăn chứa hàm lượng thấp hoặc thiếu Vitamin A, những tế bào này chịu sự thay đổi làm ngăn chặn quá trình bài tiết chất nhầy, do đó phá hủy hàng rào bảo vệ thiết yếu để chống vi khuẩn xâm nhập. Khi đó các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể, và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hậu quả cuối cùng phụ thuộc vào hệ nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thông thường, đó là hệ hô hấp.
Nhìn bề ngoài, người ta sẽ thường thấy những đốm hoặc “mảng” nhỏ màu trắng trong miệng và trên lưỡi. Tiến trình nhiễm trùng và các mảng này bắt đầu sưng lên và xuất hiện áp xe, cuối cùng trở nên rất đau làm chim không ăn được. Tùy theo những mảng đó trở nên to như thế nào, các mảng bị áp xe này có thể làm tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau.Quá trình này dẫn đến việc thở khó hoặc thở há miệng – một điều gì đó mà bạn không hề muốn thấy ở chim.
Tiếp sau đó sẽ là chứng chảy mủ nhiều ở mũi và sưng thật to quanh mắt, cũng là hậu quả của việc tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau.Chỗ sưng tấy sẽ đạt đến điểm mà chimsẽ không thểnuốt thức ăn đuợc nữa, ngăn không cho bất kỳ dinh dưỡng nào vào đến cơ thể. Từ đây, các vi sinh vật di chuyển khắp cơ thể và gây hậu quả mang tính tàn phá.
Triệu chứng thay đổi theo thứ tự từ rõ ràng đến không rõ ràng và bao gồm bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây: hắt hơi, chảy mủ ở mũi, thở khò khè, bị mảng bám hoặc nghẹt mũi, ngủ lịm, suy nhược, tiêu chảy, trứng dính lại với nhau và sinh khó, lắc đuôi, không muốn ăn, gầy mòn (mất trọng lượng rất nhiều), màu lông kém sắc, mắt sưng to, chảy mủ ở mắt, thở há miệng, hơi thở có mùi hôi, các đốm trắng hoặc “nhớt” xuất hiện ở miệng.
Hầu hết các triệu chứng này gợi ý rằng chú chim của bạn rất ốm và cần được chăm sóc ngay lập tức. Các dấu hiệu này không phát triển đột ngột, nhưng xảy ra qua tiến trình nhiều tuần đến nhiều tháng.

Cách điều trị:
Cần bổ sung Vitamin A ngay lập tức. Các phương pháp điều trị khác tùy theo hệ nào bị ảnh hưởng. Vì vấn đề chủ yếu và chứng bệnh đe dọa nhiều nhất thường là nhiễm trùng không quan trọng bằng thiếu Vitamin A, nên bệnh nhiễm trùng cũng phải được điều trị ngay và điều trị một cách triệt để. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh của chim thường có thể được chữa khỏi mà không cần tác động lâu dài. Quá trình điều trị thường gồm một khoảng thời gian nhập viện, vì chim cần được chăm sóc y khoa chuyên môn. Bác sĩ thú y của bạn có thể dùng một lò ấp trứng hoặc ống phun, và chim cũng có thể cần được cho ăn bằng ống và được tiêm thuốc.

Cách ngăn ngừa bệnh:
Nói chung, hầu hết các loài chim nên được cho ăn với một chế độ ăn gồm 65-80% thực phẩm được chế biến theo công thức: 15-30% rau và phần còn lại là quả và hạt. Một số loài có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì thế hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn.
Từ thực tế, tôi thấy chòe lửa cần một số Vitamin hơn những loài chim khác và viên thức ăn dạnh hạt đồng nhất của chúng tôi có thể thiếu vitamin này
Những người nuôi chim lâu năm và nuôi nhiều chim đều biết rằng chòe lửa dễ bị các bệnh nhiễm trùng mắt và hô hấp. Tôi tin tưởng rằng nguyên nhân chính trong số này là sự thiếu hụt vitamin A. Các viên cám mà tôi làm phải chịu nhiệt độ cao trong quá trình làm khô và điều này có thể phá hủy hầu hết các sinh tố từ các thành phần thực phẩm được sử dụng trong các viên nén này. Vitamin A rất nhạy cảm với nhiệt và oxy hóa.
Thiếu vitamin A thường gây ra nhiễm trùng mắt ở chích chòe lửa. Trong trường hợp nghiêm trọng của thiếu hụt, nó có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là bệnh khô mắt, nặng nữa sẽ gây ra hiện tượng keratin hóa mí mắt và dẫn đến mù lòa
Các màng nhầy của đường hô hấp cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt vitamin A. Giảm sản xuất nhầy từ sự thiếu hụt vitamin A sẽ gây bệnh của màng nhầy của đường hô hấp, với triệu chứng ho, hắt hơi , thở khò khè, lỗ mũi bị tắc, vv
Chân bị vàng, mặc dù không phổ biến, nguyên nhân chính cũng có khả năng là do sự thiếu hụt vitamin A, dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiễm ở bàn chân.
Tôi thường cho côn trùng sống ăn cà rốt và rau xanh có chứa nhiều beta-caroten và tôi nghĩ rằng đây là một cách để cung cấp một số vitamin A thông qua chế độ ăn uống. Một cách khác là trộn côn trùng với dầu cọ đỏ, một trong những nguồn giàu nhất của carotenoids. Việc chuyển đổi enzym của carotenoids được điều chỉnh theo nhu cầu của chim và tiêu thụ cao carotenoids thường không gây độc tính. Trong nhiều năm rồi, tôi cung cấp vitamin bằng cách này, tôi chỉ có một con chim đã chết vì nhiễm trùng đường hô hấp và nó đã xảy ra trong quá trình thay lông khi miễn dịch hệ thống đã suy yếu nhiều. chim thay lông của tôi tiếp tục bổ sung đa vitamin, hai lần một tuần.

(theo Foster và Smith (Đào Thu dịch) trên svcsaigon.com và Jeffrey Low trên songbird)

2 nhận xét:

  1. bài viết khá hay và đầy đủ, mong có nhiều bài viết giống vầy nữa để nhưng ng mới tập chơi như chúng tôi có thêm kinh nghiệm.

    Trả lờiXóa